Chào mừng các bạn lớp Hành Chính 15-2 và các bạn Khoa Hành chính các lớp khác
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Chào mừng các bạn lớp Hành Chính 15-2 và các bạn Khoa Hành chính các lớp khác

Diễn đàn sinh viên hành chính khóa 35 Trường ĐH Luật Tp.Hồ Chí Minh
 
Trang ChínhCổng Thông TinLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Chương 2. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Vua ăn chơi nhảy múa
Vua ăn chơi nhảy múa
Admin


Giới tính : Nam Cung Hoàng Đạo : Scorpio Tuổi Con : Monkey
Tổng số bài gửi : 21
Số điểm : 1856
Danh tiếng : 1
Birthday : 14/11/1992
Ngày Tham Gia : 29/10/2010
Tuổi : 31
Đến từ Đến từ : Kiên Giang
Job/hobbies Job/hobbies : Đọc sách-Chơi Game-Nghe Nhạc-Học Tập
Tính cách Tính cách : Vui vẻ-Thân Thiện-Hòa Đồng Và đang 7love

Chương 2. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT Empty
Bài gửiTiêu đề: Chương 2. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT   Chương 2. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT Icon_minitime30/10/2010, 15:00

By Nguyễn Hoài Đông
I. PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1. Phép biện chứng và các hình thức cơ bản của phép biện chứng
a. Khái niệm biện chứng và phép biện chứng
b. Các hình thức cơ bản của phép biện chứng
2. Phép biện chứng duy vật
a. Khái niệm phép biện chứng duy vật
b. Những đặc trưng cơ bản và vai trò của phép biện chứng duy vật

II. CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
a. Khái niệm mối liên hệ và mối liên hệ phổ biến
b. Tính chất của mối liên hệ
c. Ý nghĩa phương pháp luận
2. Nguyên lý về sự phát triển
a. Khái niệm phát triển
b. Tính chất của sự phát triển
c. Ý nghĩa phương pháp luận
III. CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1. Cái chung và cái riêng
a. Phạm trù cái chung và cái riêng
b. Biện chứng giữa cái chung và cái riêng
c. Ý nghĩa phương pháp luận
2. Nguyên nhân và kết quả
a. Phạm trù nguyên nhân và kết quả
b. Biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
c. Ý nghĩa phương pháp luận
3. Tất nhiên và ngẫu nhiên
a. Phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên
b. Biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
c. Ý nghĩa phương pháp luận
4. Nội dung và hình thức
a. Phạm trù nội dung và hình thức
b. Biện chứng giữa nội dung và hình thức
c. Ý nghĩa phương pháp luận
5. Bản chất và hiện tượng
a. Phạm trù bản chất và hiện tượng
b. Biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
c. Ý nghĩa phương pháp luận
6. Khả năng và hiện thực
a. Phạm trù khả năng và hiện thực
b. Biện chứng giữa khả năng và hiện thực
c. Ý nghĩa phương pháp luận
IV. CÁC QUI LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1. Qui luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại
a. Khái niệm chất và lượng
b. Biện chứng giữa chất và lượng
c. ý nghĩa phương pháp luận
2. Qui luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
a. Khái niệm mâu thuẫn và tính chất chung của mâu thuẫn
b. Quá trình vận động của mâu thuẫn
c. Ý nghĩa phương pháp luận
3. Qui luật phủ định của phủ định
a. Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng
b. Phủ định của phủ định
c. Ý nghĩa phương pháp luận
V. LÝ LUẬN NHẬN THỨC
1. Thực tiễn, nhận thức và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
a. Thực tiễn và các hình thức cơ bản của thực tiễn
b. Nhận thức và các trình độ nhận thức
c. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
2. Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý
a. Biện chứng của quá trình nhận thức
b. Chân lý và vai trò của chân lý đối với thực tiễn


I. PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1. Phép biện chứng và các hình thức cơ bản của phép biện chứng
a. Khái niệm biện chứng và phép biện chứng
- Biện chứng, dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa phản ánh sự tồn tại, vận động và phát triển theo qui luật của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Biện chứng bao gồm biện chứng khách quan là biện chứng của thế giới vật chất và biện chứng chủ quan là phản ánh biện chứng trong hoạt động tinh thần của con người
- Phép biện chứng, là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới thành hệ thống các nguyên lý, qui luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn.
Kết cấu phép biện chứng bao gồm thế giới quan (hệ thống những quan điểm duy vật hoặc duy tâm về thế giới) và phương pháp luận (nguyên tắc phương pháp luận về nhận thức và hoạt động thực tiễn). Chính vì vậy khi nghiên cứu các hình thức cơ bản của phép biện chứng chúng ta sẽ thấy được sự khác nhau căn bản giữa các hình thức lịch sử của phép biện chứng.
b. Các hình thức cơ bản của phép biện chứng
Phép biện chứng đã phát triển qua ba hình thức cơ bản: Phép biện chứng chất phác cổ đại; phép biện chứng duy tâm của Hêghen và phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin.
- Phép biện chứng chất phác cổ đại hình thức đầu tiên của phép biện chứng trong lịch sử triết học.
+ Tư tưởng biện chứng của các nhà triết học Trung hoa cổ đại là học thuyết Âm – Dương thể hiện trong "Dịch học” (học thuyết về những nguyên lý, qui luật phổ biến trong vũ trụ là Thái dương – Thái âm trong Thái cực) và “ Ngũ hành” (học thuyết về những nguyên tắc tương tác, biến đổi của các tố chất bản thể trong vũ trụ là Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ).
Am Dương – Ngũ hành là hai phạm trù cơ bản trong tư tưởng triết học trung Hoa cổ đại, là những khái niệm có tính khái quát, trừu tượng đầu tiên trong quan niệm của cổ nhân về sự sản sinh, biến hoá của vũ trụ. Đây cũng là một bước tiến bộ hình thành quan niệm duy vật và biện biện chứng sơ khai về vũ trụ của người trung Hoa cổ đại.
Tư tưởng triết học về Ngũ hành có xu hướng phân tích cấu trúc của vạn vật và quy nó về những yếu tố khởi nguyên với những tính chất khác nhau, nhưng tương tác với nhau. Năm yếu tố này không tồn tại biệt lập tuyệt đối mà trong một hệ thống ảnh hưởng Sinh – Khắc với nhau theo các nguyên tắc sau đây:
(1). Tương sinh (sinh hoá cho nhau): Thổ sinh Kim; Kim sinh Thủy; Thủy sinh Mộc, Mộc sinh hoả, Hoả sinh Thổ, v.v…
“Ngũ hành tương sinh” là quá trình các yếu tố tác động, chuyển hoá cho nhau, tạo ra sự biến chuyển liên hoàn trong vũ trụ, vạn vật. Đất sinh ra các thể rắn biến thành kim loại. Kim loại nóng chảy sinh ra nước. Thủy là nguồn gốc của sự sống của gỗ. Gỗ cháy sinh ra lữa. Lửa thiêu cháy mọi sinh vật sinh ra đất, v.v…
(2). Tương khắc (chế ước lẫn nhau): Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hoả, Hoả khắc Kim, Kim khắc Mộc, và Mộc khắc Thổ, v.v…
“Ngũ hành tương khắc” là quá trình các yếu tố ngũ hành đối lập, tạo ra sự ràng buộc chế ước lẫn nhau giữa chúng. Thủy khắc Hoả vì nước lạnh làm hạ nhiệt và dập tắt lửa. Hoả khắc Kim vì lửa làm nóng chảy, biến dạng kim loại và các thể rắn. Kim khắc Mộc vì vì kim khí có thể cưa, chặt cây cối. Mộc khắc Thổ vì rễ cây ăn sâu vào đất, v.v…
+ Tư tưởng biện chứng trong triết học Ấn Độ cổ đại là tư tường về “Vô ngã”, “Vô thường”, “Nhân duyên”. Tư tưởng này để thể hiện trong thế giới quan và nhân sinh quan của Phật giáo.
+ Tư tưởng biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại là tư tưởng của Arixtốt về các hình thức của tư duy biện chứng hoặc của Hêracơlít về sự tồn tại, vận động và biến đổi của các sự vật và hiện tượng, v.v…
Quan điểm cơ bản cũng thừa nhận sự tồn tại của sự vật hiện tượng thông qua những mối liên hệ, sự vận động, sự thay đổi chuyển hoá cho nhau. Theo như cách đánh giá của Ăngghen đó là phép biện chứng nguyên thủy, ngây thơ cơ bản là đúng nhưng chưa đạt đến kết quả của những sự nghiên cứu và thực nghiệm khoa học. Hạn chế đó do nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó phải nói đến tính lịch sử của sự phát triển khoa học thời kỳ này.
- Phép biện chứng duy tâm của Hêghen với quan điểm cơ bản đã coi biện chứng của thế giới khách quan là sự phát triển của “ý niệm tuyệt đối”. Trong quá trình phát triển ấy sự “tự tha hoá” của “ý niệm tuyệt đối” trong tự nhiên, xã hội và tư duy sau đó lại trở về với ý niệm tuyệt đối. Hêghen là người đã có công trong việc phê phán tư duy siêu hình và là nguời đã trình bày có hệ thống những phạm trù, qui luật của phép biện chứng. Mặc dù phép biện chứng của ông là duy tâm và còn chứa đựng rất nhiều mâu thuẫn mà chính Hêghen không tự mình giải quyết được.
2. Phép biện chứng duy vật
a. Khái niệm phép biện chứng duy vật. Theo Ăngghen: “Phép biện chứng… là môn khoa học về những qui luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy” .
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin còn có một số định nghĩa về phép biện chứng duy vật khi nhấn mạnh về vai trò của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, nguyên lý về sự phát triển. Ph. Ăngghen: “Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến ” hoặc theo Lênin: “Phép biện chứng, tức là học thuyết về sự phát triển…” .
Phép biện chứng duy vật là hệ thống các nguyên lý, phạm trù, qui luật cơ bản của phép biện chứng và lý luận nhận thức duy vật biện chứng. Đó là:
- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, nguyên lý về sự phát triển;
- Các cặp phạm trù: Cái chung và cái riêng; Nguyên nhân và kết quả; Tất nhiên và ngẫu nhiên; Nội dung và hình thức; Bản chất và hiện tượng; Khả năng và hiện thực;
- Các qui luật: Qui luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại; Qui luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập; Qui luật phủ định của phủ định;
- Lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
b. Những đặc trưng cơ bản và vai trò của phép biện chứng duy vật
- Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin được xác lập trên nền tảng thế giới quan duy vật khoa học. Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin khác với với thế giới quan duy vật chất phác (trực quan, ngây thơ và chất phác) cổ đại và thế giới quan duy tâm trong phép biện chứng của Hêghen.
- Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin có sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan (duy vật biện chứng) và phương pháp luận (biện chứng duy vật), nó không chỉ giải thích thế giới mà còn là công cụ để nhận thức và cải tạo thế giới. Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin cũng khác với phép biện chứng chất phác cổ đại và phép biện chứng duy tâm của Hêghen. Vì, trong hai phép biện chứng đó đều bao hàm mâu thuẫn giữa thế giới quan và phương pháp luận.

II. CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
a. Khái niệm mối liên hệ và mối liên hệ phổ biến
Đối lập phép biện chứng, quan điểm siêu hình coi sự tồn tại của các sự vật và hiện tượng trong thế giới là những cái tách rời nhau, giữa chúng không có sự liên hệ tác động qua lại, không có sự chuyển hóa lẫn nhau và nếu có chỉ là sự liên hệ mang tính chất ngẫu nhiên, gián tiếp v.v... Ngược lại, phép biện chứng duy vật cho rằng, trong sự tồn tại của các sự vật và hiện tượng của thế giới không phải là sự tồn tại tách rời và cô lập lẫn nhau, mà chúng có những mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, ràng buộc và phụ thuộc, qui định lẫn nhau, chuyển hoá cho nhau v.v...
- Khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yêu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới. Những hình thức riêng biệt, cụ thể của mối liên hệ là đối tượng nghiên cứu của từng ngành khoa học cụ thể.
- Khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ những mối liên hệ ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới. Đây chính là đối tượng nghiên phép biện chứng duy vật là những mối liên hệ chung, phổ biến nhất của thế giới. Vì vậy, Ăngghen viết: “Phép biện chứng là khoa học về mối liên hệ phổ biến” .
b. Tính chất của mối liên hệ
- Tính khách quan của mối liên hệ, tức là cái vốn có của các sự vật hiện tượng độc lập và không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người; con người có thể nhận thức và vận dụng trong hoạt động thực tiễn;
- Tính phổ biến của mối liên hệ, tức là trong sự tồn tại của các sự vật và hiện tượng của thế giới không phải là sự tồn tại tách rời và cô lập lẫn nhau, mà chúng là một thể thống nhất. Trong thể thống nhất đó tạo thành những cấu trúc, những hệ thống và là một hệ thống mở bởi những mối liên hệ, tác động qua lại, ràng buộc và phụ thuộc, qui định, chuyển hoá cho nhau, v.v…
- Tính đa dạng phong phú của mối liên hệ, tức là các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau gắn liền với những điều kiện lịch sử nhất định.
c. Ý nghĩa phương pháp luận
- Xuất phát từ tính khách quan và phổ biến của mối liên hệ đã cho chúng ta thấy trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện.
Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta khi phân tích về sự vật phải đặt nó trong mối quan hệ với sự vật khác. Đồng thời phải nghiên cứu tất cả những mặt, những yếu tố, những mối liên hệ vốn có của nó. Qua đó để xác định được mối liên hệ bên trong, bản chất, v.v...để từ đó có thể nắm được bản chất, qui luật của sự vật và hiện tượng.
- Xuất phát từ tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ đã cho chúng ta thấy trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể.
Quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi khi nghiên cứu sự vật phải thấy sự tồn tại vận động và phát triển của bản thân các sự vật và hiện tượng là một quá trình có tính giai đoạn, tính lịch sử cụ thể. Cho nên khi phân tích tính toàn diện về các mối liên hệ của sự vật phải đặt nó trong mối quan hệ cụ thể, với những điều kiện lịch sử cụ thể của các mối quan hệ đó.
2. Nguyên lý về sự phát triển
a. Khái niệm phát triển
Đối lập với phép biện chứng, quan điểm siêu hình phủ nhận sự phát triển, nếu có thừa nhận sự phát triển thì theo họ chẳng qua chỉ là sự tăng lên hoặc giảm đi đơn thuần về mặt số lượng, chứ không phải về mặt chất lượng v.v... Ngược lại, phép biện chứng duy vật rằng phát triển là khuynh hướng chung trong sự vận động của các sự vật và hiện tượng; cần phân biệt giữa khái niệm vận động và khái niệm phát triển.
Vận động là sự biến đổi nói chung và là phương thức tồn tại của vật chất. Ngược lại, khái niệm phát triển thì không khái quát mọi sự vận động, biến đổi nói chung, nó chỉ khái quát những vận động đi lên, theo một khuynh hướng từ đơn giản đến phức tạp, từ cái chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.
b. Tính chất của sự phát triển
- Tính khách quan của sự phát triển biểu hiện nguồn gốc vận động và phát triển của quá trình giải quyết mâu thuẫn trong các sự vật hiện tượng độc lập và không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người; con người có thể nhận thức và vận dụng trong hoạt động thực tiễn;
- Tính phổ biến của sự phát triển thể khẳng định phát triển là khuynh hướng chung trong sự vận động của các sự vật và hiện tượng của thế giới là quá trình xuất hiện cái mới phù hợp với các qui luật khách quan vốn có của nó.
- Tính đa dạng phong phú của sự phát triển thể hiện ở tính lịch sử cụ thể trong các hình thức vận động của các sự vật hiện tượng của thế giới.
c. Ý nghĩa phương pháp luận
Nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển, phải có quan điểm phát triển, nhận thức đúng về cái mới và tiêu chuẩn của sự phát triển để nhận thức được khuynh hướng vận động của sự vật và hiện tượng.
- Quan điểm phát triển với yêu cầu khi phân tích một sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong sự vận động, phải phát hiện được xu hướng biến đổi, chuyển hóa của chúng trong một quá trình từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, v.v…
- Quan điểm phát triển còn đòi hỏi phải nhận thức đúng về cái mới, về tiêu chuẩn của sự phát triển. Sự ra đời của cái mới là một quá trình, trong đó yếu tố kế thừa những mặt tích cực của cái cũ là điều kiện tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của cái mới. Tiêu chuẩn của sự phát triển là cái mới nhưng không phải bất kỳ một cái mới nào, kà là cái mới phù hợp với qui luật khách quan.
Về Đầu Trang Go down
https://hck35-2.forumvi.net
 
Chương 2. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
» QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Chào mừng các bạn lớp Hành Chính 15-2 và các bạn Khoa Hành chính các lớp khác :: Thảo Luận :: ThôngBáo-Trao Đổi-Học Tập :: Triết Học-
Chuyển đến